BÀI LUYỆN LƯỠI HÀM CHỮA NGỌNG CHỮA LẮP – TT VINTALK

?BÀI LUYỆN LƯỠI HÀM CHỮA NGỌNG CHỮA LẮP ✔️
? Cô Mến Chữa Ngọng CHIA SẺ VỚI BA MẸ .
Ba mẹ nào cần video hướng dẫn chi tiết nhắn qua Zalo: 0981.765.383 cô gửi video chi tiết nhé!
?Bài 1: Bài Tập Khẩu Hình
– Cắn môi dưới
– Há miệng – há miệng thật to
– Tròn môi: há miệng và dùng 2 ngón tay trỏ nhấn nhẹ vào 2 bên má thành hình chữ O
– Chu môi: Càng chúm miệng và chu môi càng dài ra càng tốt
– Lè lưỡi: Lè lưỡi càng dài càng tốt
– Liếm môi: Liếm môi trên, môi dưới, liếm từ trái qua phải và ngược lại
– Đánh lưỡi: Đánh lưỡi lên, xuống, qua trái, qua phải
– Hút ống hút:Nếu bé đã hút được ống ngắn thì cho bé hút loại ống hút có nhiều vòng xoắn, đã hút được loại ống to thì cho bé hút loại ống nhỏ….mục đích của bài tập này là để cho bé biết lấy hơi vào.
– Thổi: Cho bé thổi từ nhẹ đến mạnh, thổi bong bóng xà phòng, thổi vụn giấy trên bàn, thổi kèn, thổi tò he, thổi còi, thổi nến….mục đích bài tập này giúp bé biết đẩy hơi ra.
– Chạm 2 răng vào nhau, cắn, nhai: Để hàm của bé mềm dẻo, linh hoạt
– Mút: Cho bé mút kẹo
– Phồng má: Phồng má rồi nhấn 2 ngón tay vào má cho phun hơi ra, phồng má rồi đưa hơi trong miệng qua lại hai bên má
– Chạm lưỡi vào mọi vị trí trong miệng, xung quanh 2 hàm răng, đặc biệt là 2 bên trong má
– Để lưỡi trên đầu hàm răng trên: Trẻ làm được động tác này mới có thể phát âm được chữ L
– Mím môi: Động tác này để phát âm chữ M
– Bặp môi: Động tác này để phát âm chữ B, P
– Chu môi, thổi phù: Động tác này để phát âm chữ PH
?Bài 2: Phát Âm Đơn Giản Theo Lệnh
– Lấy tay vỗ nhẹ vào miệng và phát âm “ oa..oa…”
– Tặc lưỡi: như tiếng thằn lằn kêu
– Tróc lưỡi: đưa đầu lưỡi lên vòm họng rồi bật xuống thành tiếng tróc…tróc…
– Hôn gió: chu môi và hôn chụt chụt…
– Phun mưa: Làm như em bé phun mưa.
?Bài 3: Kết Hợp Khẩu Hình Và Phát Âm.
* Khi trẻ phát âm, khuyến khích trẻ nói càng to càng tốt. Khi bắt đầu hướng dẫn trẻ tập nói, tập 3 âm dễ trước, khi bé phát âm thật tốt, thật chuẩn 1 âm rồi mới tiếp tục 1 âm khác. Tập phát âm, quan trọng là kiên nhẫn và cường độ lặp đi lặp lại, không nóng vội được.
– Há miệng thật to và phát âm A
– Tròn miệng và phát âm O
– Chu môi và phát âm U
– Há miệng và phát âm HỜ, HA, HO, HU
– Bặp môi và phát âm: BỜ, BA, BO, BU
– Mím môi và phát âm MỜ, MA, MO, MU
– Uốn lưỡi và phát âm LỜ, LA, LO, LU
? Bài 4: Bài tập kết hợp phát âm và ngữ điệu
– À – Á- A , Ò – Ó – O, Ù – Ú – U
– HA – HÀ – HÁ, HÒ – HÓ – HO, HU – HÚ – HÙ
– BA- BÀ-BÁ, BO- BÒ-BÓ, BU- BÙ- BÚ
– MA-MÀ-MÁ, MO-MÒ-MÓ, MU-MÙ-MÚ
– LÀ – LÁ – LA, LÙ – LÚ – LU, LÒ – LÓ – LO
?Bài 5: Bài tập giả vờ tiếng động vật.
– Con chó sủa như thế nào? – Gâu Gâu
– Con vịt kêu như thế nào? – Cạp cạp
– Con gà gáy như thế nào?- Ò ó o
– Con mèo kêu như thế nào? – Meo meo
– Con chuột kêu như thế nào? Chít chít
– Con lợn kêu như thế nào? – Éc éc
?Bài 6: Phát âm thông qua trò chơi
* Bài tập kết hợp động tác và phát âm:
– Chơi “ Chi chi chành chành” – Nói “ Chi chi”
– Khi úp tay lại “ Ù à ù ập” – Nói “ Ập”
– Chạm cốc “ Giô” – uống “ Khà”
– Xếp nhiều khối gỗ lên nhau rồi hất đổ – Nói “ Ầm”
– Xe hơi chạy – Kêu “ Bin – Bin”
– Tàu hỏa chạy kêu “ Tu – tu”
Đẩy nằm xuống – Nói “ Ình”
?Bài 7: Đọc thơ, hát vuốt đuôi
– Giáo viên, phụ huynh chọn bài thơ, bài hát ngắn gồm nhiều âm dễ trước, đọc, hát cho trẻ nghe nhiều lần. Sau khi đã đọc, hát cho trẻ nghe rất nhiều lần muốn trẻ đọc, hát vuốt đuôi theo thì cô ngắt chữ cuối và nhắc chừng cho trẻ theo. Những ngày đầu trẻ phát âm sẽ còn ngọng, chưa rõ, nhưng dần bé sẽ nói rõ hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trẻ biết nói chứ chưa hiểu được từ có nghĩa như thế nào? Để hiểu được ý nghĩa của từ cần phải đi một chặng đường dài. Ở giai đoạn này trẻ mới chỉ biết nói chưa biết sử dụng ngôn ngữ.
?Bài 8: Tập nói những từ đơn giản thường dùng và vận dụng vào thực tiễn
* Khi trẻ đã mở ngôn ngữ cần tạo điều kiện, cơ hội để trẻ sử dụng ngôn ngữ theo đúng ngữ cảnh, kích thích nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của trẻ:
– Ạ: Âm đầu tiên mà các bé có thể nói được thường là A, giáo viên, phụ huynh dạy cho bé khoanh tay, cúi đầu và nói “Ạ” khi gặp người lớn. Bài tập này áp dụng mọi lúc, mọi nơi
– Dạ: Khi gọi tên, dạy trẻ đáp lời bằng cách lên tiếng “ Dạ”. Áp dụng thường xuyên để trẻ nhận thức được bản thân và kích thích nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của trẻ
– 1,2,3…Hầu như với tất cả các trẻ, phát âm chữ “ ba” là dễ nhất. Dùng 1,2,3 để khởi động mọi trò chơi mà trẻ ưa thích. Cô nói “một, hai”… cho bé nói “ba”. Áp dụng bài tập này cho cá hoạt động khác như đi lên, đi xuống cầu thang đếm 1,2..3, nhảy vòng đếm 1,2…3
Lưu ý:
– Tập nói không cần chỉnh âm, chỉ cần trẻ nói ra là được.
– Khi dạy trẻ phát âm mặt của trẻ phải ngang tầm với mắt của cô, để trẻ có thể nhìn vào mắt cô, miệng cô.
– Tạo ra những âm thanh thú vị và khuyến khích bé bắt chước: chuông cửa, chuông điện thoại, ô tô..
– Thu lại âm thanh trẻ thốt ra và bật lại cho bé nghe
– Tận dụng những tình huống thích hợp để giúp bé thốt ra những âm thanh biểu lộ sự vui thích, phấn khích của trẻ: Ví dụ chỉ vào đồ ăn nói “ măm măm”
– Khen ngợi, động viên khi trẻ tập nói.
Bài viết và hình ảnh Kim Phụng sưu tầm và chia sẻ hi vọng hữu ích với cả nhà!
ST- Cô Mến Chữa Ngọng
————————–
? TRUNG TÂM NGÔN NGỮ VINTALK
? Chữa Ngọng – Chữa Lắp Chất Lượng Số 1 VN
? Cô Mến chữa ngọng, chữa lắp dứt điểm hiệu quả 100%
? Đào Tạo Giáo Viên Chữa Ngọng Chuyên Sâu A – Z
? KB Zalo Cô Mến Ngay: 0981.765.383 – https://zalo.me/0981765383
#chuangong
#chuanoingong
#giaovienchuangong
#daotaogiaovienchuangong