Nói ngọng là gì? Nguyên nhân của nói ngọng

Xin chào, hôm nay Admin sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem “nói ngọng là gì? Nguyên nhân của nói ngọng” nhé. Đây cũng là chủ đề sẽ được chia sẻ chính trên blog cachchuanoingong.com.
Rất vui và mong quí độc giả ủng hộ Blog trong thời gian tới. Đây cũng là bài đầu tiên trong chuỗi bài chia sẻ về nói ngọng của admin.

Bé nói ngọng khám ở đâu
Bé nói ngọng khám ở đâu

Nói ngọng là gì?

Nói ngọng (còn gọi là phát âm sai, phát âm lệch chuẩn, phát âm lỗi) là tình trạng phát âm không rõ ràng, không rành mạch từng chữ khiến những người xung quanh không hiểu đang nói gì hoặc khá khó khăn khi hiểu.
Nói ngọng có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, phổ biến nhất là ở trẻ em trong độ tuổi mầm non hoặc tiểu học.
Ngay khi phát hiện trẻ nói ngọng, cha mẹ phải giúp trẻ chỉnh sửa ngay để tránh kéo dài trong suốt thời gian dài. Lúc đó sẽ khó can thiệp và chữa trị.

Nguyên nhân nói ngọng

Có nhiều nguyên nhân rất đến việc nói ngọng ở trẻ. Có thể kể ra một vài nguyên nhân thường thấy. Admin xin được liệt kê dưới đây:
  • Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu. Theo cách thức và suy nghĩ riêng của trẻ.

  • Cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.

  • Cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.

  • Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra. Để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng

Nói ngọng là gì ở trẻ em?

Trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Điển hình thường thấy là hiện tượng nói ngọng. Tuy nhiên, dù nói ngọng là gì thì đây cũng là bệnh có thể chữa được.
 
Và càng chữa nói ngọng càng sớm thì hiệu quả càng cao, tránh cho trẻ những thiệt thòi trước khi đến trường.
=> Kết bạn với cô giáo qua Zalo để kiểm tra giọng miễn phí: TẠI ĐÂY

Các dạng nói ngọng thông thường

Qua thực nghiệm, các nhà nghiên cứu tìm ra hai loại nói ngọng đó là ngọng thực thể và ngọng cơ năng. Về ngôn ngữ chuyên môn có thể các bạn đọc sẽ không quen. Nhưng dù sao các bậc phụ huynh vẫn nên kiên trì nghiên cứu để giúp đỡ cho trẻ nhà mình đúng không nào?
 
Loại nói ngọng thứ nhất là Nói Ngọng thực thể gây ra bởi:
  •  Những thay đổi thực thể của bộ máy phát âm của trẻ. Hoặc của hệ thần kinh trung ương điều khiển chính.

  • Các rối loạn về khả năng nghe phát sinh trong quá trình trẻ lớn lên.

  • Do bất thường của bộ máy phát âm như hở hàm ếch, liệt lưỡi, liệt môi, liệt màn hầu.

Loại thứ hai đó là Nói Ngọng cơ năng phát sinh do rối loạn quá trình phát triển của ngôn ngữ. Mà không tìm thấy tổn thương khác trong quá trình hình thành ngôn ngữ. Nói Ngọng có thể chỉ là sự ảnh hưởng tới từng âm riêng lẻ (ngọng âm).

Nếu có những tổn thương tại cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, xẻ lưỡi gà….Nên phẫu thuật chỉnh hình, tái tạo lại cơ quan phát âm. Để trẻ dễ hòa nhập cộng đồng hơn.
Lời khuyên từ chuyên gia là bạn nên điều trị cho trẻ càng sớm sẽ càng tốt. Phải điều trị trước khi đến giai đoạn ngông ngữ hình thành rõ rệt đó là tầm 4-5 tuổi.
chữa nói ngọng
chữa nói ngọng

Chữa nói ngọng thế nào?

Dù nói ngọng là gì đi nữa thì chắc chắn vẫn sẽ có cách chữa nói ngọng hiệu quả. Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật điềm tĩnh và kiên trì. Dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu. Hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản như những ví dụ dưới đây:

=> Kết bạn với cô giáo qua Zalo để kiểm tra giọng miễn phí: TẠI ĐÂY

Cho trẻ luyện các bài nói ngắn

Dù nói ngọng là gì đi nữa thì chắc chắn vẫn sẽ có cách chữa nói ngọng hiệu quả. Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật điềm tĩnh và kiên trì. Dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản như những ví dụ dưới đây:

Cách chữa nói ngọng này, khi chúng ta áp dụng cần đảm bảo các nguyên tắc rất cơ bản sau:
  1. Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế

    Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai. Trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).

  2. Giám sát bằng tai nghe

    thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai. Do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng. Nếu có điều kiện nên cho trẻ nói và ghi âm lại. Sau đó cho trẻ nghe lại các âm mình đã nói qua tai nghe.

  3. Sử dụng các âm bổ trợ

    Thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc. Không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng. Và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập.

    Ví dụ: khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”…. Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

  4. Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm

  5. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ

    Không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

Giai đoạn đầu tập luyện, các cha mẹ nên kiên nhẫn ngồi cùng con khi luyện tập tại nhà. Đừng quá căng thẳng hay cáu gắt với trẻ, bởi trẻ em chưa ý thức như người lớn chúng ta được. Nếu phát hiện thấy trẻ nói ngọng sớm thì việc điều trị và sửa chữa nói ngọng không khó.
Vì vậy cha mẹ hoàn toàn yên tâm ở giai đoạn đầu này chúng ta chưa cần đến chuyên gia. Gia đình hoàn toàn có thể giúp con sửa ngọng ngay tại nhà.
=> Kết bạn với cô giáo qua Zalo để kiểm tra giọng miễn phí: TẠI ĐÂY

Cách chữa nói ngọng tại nhà

1/ Phát triển khả năng nhai:

Hàm yếu và chưa phát triển hoàn thiện là một trong những nguyên nhân nói ngọng. Khiến bộ máy phát âm của trẻ chưa thực hiện được tránh nhiệm nói chuẩn của nó.
 
Vì thế, để cho các con có một cơ hàm khỏe và phát triển hơn. Các bậc phụ huyên cha mẹ nên cho các con luyện tập ăn bánh qui ròn, rau, thịt dần dần. Từ số lượng nhỏ cho đến vừa phải hợp lý.
 
Đồng thời, tốt nhất để phát triển đồng bộ các phần cơ má và lưỡi, hãy cho con luyện tập động tác súc miệng. Dạy con ngậm và lăn một vật ví dụ như viên kẹo, từ má này sang má khác. Với các biện pháp này, con sẽ nói rõ ràng hơn.
 

Lưu ý: Tuyệt đối không để con mút tay vì mút tay cũng khiến con nói ngọng. Đây là nguyên nhân rất hay gặp phải mà nhiều cha mẹ chưa ý thức được tác hại của nó.

2/ Phát âm chuẩn xác:
trung tâm ngôn ngữ vintalk
trung tâm ngôn ngữ vintalk
Để tránh việc con nói ngọng, cha mẹ và những người xung quanh cũng phải làm mẫu chuẩn cho trẻ. Tại trung tâm Luyện Giọng Nói Hay khi nhận hỗ trợ điều trị cho một trẻ nói ngọng. Chúng tôi cũng khuyên cả bậc phụ huynh đi học cùng.
 
Mục đích để chính ba mẹ kiểm tra xem mình phát âm đã chính xác chưa để còn làm mẫu cho các con tại nhà.

3/ Tập cho trẻ thở tốt :

 
Phương pháp thở bụng thì đa phần áp dụng ở người lớn là chính. Trẻ nhỏ theo đặc điểm sinh lý thì lúc sinh ra đã sẵn thở bằng bụng. Nhưng lớn dần lên chúng quên đi cách thở nguyên bản nhất này của loài ngoài.
 
Nhiều trẻ khi bị bệnh như dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm xoang các mẹ nên có biện pháp điều trị để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng. Từ đó tránh cho trẻ kiểu thở miệng, lưỡi bằng và thè ra khiến trẻ phát âm sai nhiều từ hơn.

4/ Kiên nhẫn lắng nghe:

 
Khi hỏi chuyện bé, người lớn đừng sốt ruột. Hãy kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt ý của mình, đừng vội xen vào để chỉnh ngay câu bé vừa nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin vào mình, bé lại càng nói ngọng hay nói lắp hoặc khó tìm từ để diễn tả hơn.
chữa nói ngọng
chữa nói ngọng

5/ Ngôn ngữ tăng dần sự phức tạp:

Sau một thời gian nói ngắn gọn, khi nhận thấy trẻ đã hiểu thì nên nói dài và phong phú hơn. Cứ như vậy cho đến khi bé lớn dần, ngôn từ của mẹ cũng thay đổi cho phong phú nhưng nên có hệ thống, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn.

6/ Tập cho trẻ đọc thơ, vè, đồng dao:

Đừng quên vai trò của thơ ca, văn vần. Khi bé 1, 2 tuổi, bạn hãy sưu tầm nhiều bài thơ nhỏ (ví dụ: “Cốc cốc cốc – Ai gọi đó – Tôi là thỏ….”) . Hoặc những bài văn vần mình tự nghĩ ra… Điều này rất hữu ích cho việc học nói đúng của trẻ, nhất là các thanh trong tiếng Việt.

7/ Chú ý đến lô gíc trong ngôn ngữ:

Lô gíc trong diễn đạt ngôn ngữ của bé bắt đầu từ lô gíc trong tư duy. Bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc.
Ví dụ: giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên con”. Hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật”

8/ Làm phong phú vốn từ của trẻ:

hãy làm phong phú vốn từ của bé bằng cách dùng nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm trong câu chuyện của mình. “Cô Tấm thì chăm chỉ, cô Cám thì lười nhác. Cô Tấm thì xinh đẹp, cô Cám thì xấu xí” Hoặc: “Cơm ngon quá. Cơm ngon ơi là ngon. Cơm ngon tuyệt. Cơm ngon cực kỳ…”

9/ Hãy chăm đọc sách cho bé nghe.

Qua cách đọc sách, kể chuyện cho bé qua những hình vẽ trong sách. Bạn có thể dạy con một khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp và giúp bé cấu tứ mạch lạc những suy nghĩ của mình.

Kết luận:

Dù nói ngọng là gì đi chăng nữa. Luôn có cách giải quyết vấn đề này. Các phụ huynh và các bạn bị nói ngọng nên tự tin hơn. Admin chúc các bạn sớm thoát khỏi tật nói ngọng này.
Đó là phần chia sẻ đầu tiên Admin sưu tầm và nghiên cứu được. Mong giúp đỡ các cha mẹ phần nào nếu có con bị nói ngọng. Hoặc các bạn đang bị nói ngọng cũng có thể áp dụng một phần các cách chữa nói ngọng ở trên.
Nếu có câu hỏi hãy để lại bình luận phía dưới, Admin sẽ phản hồi sớm nhất có thể.
=> Kết bạn với cô giáo qua Zalo để kiểm tra giọng miễn phí: TẠI ĐÂY
Có thể bạn quan tâm:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ VINTAlk
Chữa nói ngọng, chữa nói lắp chất lượng số #1 Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2, Số 1070 Đường Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline hỗ trợ miễn phí 24/7: 0981.765.383 (Zalo)
Liên hệ trực tiếp với cô_ Ngọc Mến: http://Fb.com/cachchuanoilap
Website: https://noilap.com – http://Cachchuanoingong.com

6 thoughts on “Nói ngọng là gì? Nguyên nhân của nói ngọng”

    • Nên xem các bộ phận phát âm, lưỡi, cuống họng khoang miệng có bình thường hay không. Sau đó mới xác định là ngọng do đâu chị nha!

      Trả lời

Leave a Comment

Mày biết bố mày là ai không ?